Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết tại nhà

Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết tại nhà sẽ giúp chúng ta chủ động trong việc kiểm tra đường huyết tại nhà của bản thân hoặc người thân một cách chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe.

Sau đây, Y Tế Gia Đình 24h sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng máy đo đường huyết nói chung để mọi người cùng tham khảo nhé.

CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT LÀ GÌ?

Đường huyết là chỉ lượng đường tổn tại trong máu dưới dạng glucose, và chỉ số đường huyết hiển thị lượng glucose có trong máu. Đây là một chỉ số chuyển hóa cơ thể. Mức đường huyết không cố định và sẽ thay đổi theo từng thời điểm trong ngày. Chỉ số đường huyết thay đổi khi mà nhiều yếu tố ảnh hưởng đến như: bữa ăn, thuốc, hoạt động thể chất, giấc ngủ, căng thẳng,…

Mức độ đường huyết được kiểm soát sẽ là chìa khóa giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Đồng thời, sẽ phần nào giúp phòng tránh được nhưng biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường. Như là: bệnh lý tại thận, rối loạn thần kinh, tổn thương võng mạc, bệnh tim mạch và đột quỵ.

 

MỨC ĐỘ ĐƯỜNG HUYẾT

Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên: dưới 11,1 mmol/l ( dưới 200 mg/dl).

Chỉ số đường huyết lúc đói: dưới 5,5 mmol/l ( dưới 100 mg/dl).

Chỉ số đường huyết 2 giờ sau ăn: dưới 7,8 mmol/l ( dưới 140 mg/dl).

Những chỉ số trên sẽ là kim chỉ nam để bạn tham khảo khi ứng dụng cách sử dụng máy đo đường huyết tại nhà.

NHỮNG CÔNG CỤ CẦN CÓ VÀ CÁCH SỬ DỤNG MÁY ĐO ĐƯỜNG HUYẾT CHI TIẾT

  1. Công cụ cần có.

Các máy đo đường huyết  hiện nay có rất nhiều loại trên thị trường. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần đảm bảo các dụng cụ như kim nhỏ chích máu, thiết bị giữ kim (gọi là lancet), lưỡi thử (gắn vào máy đo), máy đo đường huyết, bông gòn sạch hay tẩm cồn.

 

  1. Tổng quan về cách sử dụng.

Tổng quan về cách kiểm tra đường huyết như sau: chích ngón tay bằng một cây kim nhỏ được gọi là lancet. Trích giọt máu ra que thử (được thay thế sau mỗi lần đo) của máy đo. Sau đây là hướng dẫn cụ thể.

 

QUY TRÌNH SỬ DỤNG MÁY ĐO ĐƯỜNG HUYẾT CHUẨN THEO THỨ TỰ:

  1. Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, lau khô tay thật sạch. Nếu bạn đang sử bông gòn tẩm cồn, bạn cần để vùng da đó được khô hoàn toàn trước khi đo.
  2. Chuẩn bị kim gắn vào đầu lò xo của thiết bị bút thử. Điều chỉnh mức phù hợp tại thân bút.
  3. Sử dụng bong gòn sạch để lấy que thử. Ta sẽ có 2 đầu, 1 đầu ghim vào máy và 1 đầu tiếp xúc với máu của đầu ngón tay. Que thử sẽ không chính xác và có thể bị hư nếu bị ẩm hay bẩn.
  4. Tiến hành đưa máy đo đã có gắn que thử vào chấm máu và bạn phải cần đủ lượng máu để ngấm vào que thử để máy có thể đọc được chỉ số.
  5. Hãy để vùng da vừa đo không chạm vào bất cứ thứ gì.
  6. Tiến hành cầm máu bằng cách chườm bông gòn sạch hoặc bông gòn tẩm cồn.
  7. Đợi từ 10 đến 20 giây sau khi đo để đọc kết quả.
  8. Cần đảm bảo kim và lưỡi đo được bọc kỹ trước khi bỏ nhằm trách việc gây thương tích và lây nhiễm bệnh cho người khác.

CÁCH NHẬN BIẾT BẠN ĐÃ ĐO ĐƯỜNG HUYẾT ĐÚNG CÁCH HAY CHƯA

Sau khi chúng ta cần đối chiếu lại với những kết quả đo của những ngày trước đó. Đồng thời, bạn nên đối chiếu lại với các chỉ số bình thường tiêu chuẩn (thường thì trong hộp sẽ có thang đo mức độ đường huyết).

Nếu chỉ số cao hay thấp bất thường, bạn cần đo lại vào một thời điểm khác trong ngày. Sau đó, hãy ghi chép lại chỉ số đo. Nếu chỉ số quay lại như những lần đo trước đây thì có thể vào thời điểm đo trước đó hoặc sau đó bạn có tác động khác, …Nếu nghi ngờ độ chính xác của máy hãy đem bảo hành máy và tiếp tục đo. Thường thì các trường hợp máy sẽ cho ra kết quả chính xác.

Việc sử dụng và cách sử dụng máy đo đường huyết tương đối là đơn giản. Tuy nhiên bạn nên nhớ đảm bảo vệ sinh tuyệt đối để tránh gây nhiễm trùng và máy đo cũng sẽ cho ra kết quả chính xác hơn. Bạn nên đo thường xuyên hơn và nếu kết quả bất thường, hãy đến ngay các trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám cụ thể nhé!

Trả lời