Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân và Cách Điều Trị – Phòng Ngừa

SUY GIÃN TĨNH MẠCH LÀ GÌ?

Khái niệm về suy giãn tĩnh mạch

Tĩnh mạch khác với động mạch ở chỗ, động mạch là đường ống dẫn máu giàu oxy từ tim đến tất cả các cơ quan khác trong cơ thể. Còn tĩnh mạch là đường ống dẫn máu ít oxy trở về tim.

Suy giãn tĩnh mạch là một tình trạng các tĩnh mạch bị sưng phồng lên, hoàn toàn có thể thấy qua da. Chúng thường có màu xanh, phồng to và rất ngoằn ngoèo. Bệnh suy giãn tĩnh mạch nếu không điều trị sẽ chuyển biến xấu theo thời gian. Tình trạng bệnh sẽ gây đau, mỏi và một số thay đổi ở phần da bị suy giãn tĩnh mạch như loét, phát ban,….

Suy-gian-tinh-mach-chan

Có bao nhiêu loại tĩnh mạch chân

Có tổng cộng 3 loại lĩnh mạch đó là: tĩnh mạch nông (đây là tĩnh mạch nằm gần nhất với da) – tĩnh mạch sâu (đây là tĩnh mạch nằm giữa các nhóm cơ) – tĩnh mạch xuyên (đây là tĩnh mạch nối tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu).

Tĩnh mạch sâu dẫn đến tĩnh mạch chủ, là tĩnh mạch lớn nhất trong cơ thể, đưa máu về thằng trái tim của chúng ta.

SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Không phải tất cả các trường hợp mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch đều trở nên nguy hiểm. Bệnh này ở một số người chỉ gặp vấn đề đơn thuần nhất là độ thẩm mỹ nên việc điều trị tích cực cũng không cần thiết cho lắm.

Suy-gian-tinh-mach-chan-1

Thay vào đó thì các biện pháp giúp sức đàn hồi của thành mạch phục hồi được phần nào đó chính là việc thay đổi lối sống lành nhằm mục đích giảm sức nặng mà đôi chân gánh, mang vớ y khoa điều trị suy giãn tĩnh mạch tùy theo cấp độ nặng nhẹ của tình trạng bệnh.

SUY GIÃN TĨNH MẠCH THƯỜNG XUẤT HIỆN Ở ĐÂU?

Thường thì bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ xuất hiện ở tĩnh mạch nông của chân chúng ta. Khi bạn đứng thẳng, máu ở trong tĩnh mạch phải chảy ngược chiều trọng lực để trở về tim. Trong tĩnh mạch có một nắp hay còn gọi là van, là loại van 1 chiều giúp máu chảy đúng hướng.

Khi cơ chân co lại, van tĩnh mạch mở ra. Khi cơ chân thả lỏng, van này sẽ đóng lại. Điều này có nghĩa sẽ giúp máu không chảy ngược xuống chân. Toàn bộ quá trình này được gọi là bơm tĩnh mạch.

Khi đi lại, cơ chân co nên bơm tĩnh mạch hoạt động tốt. Nhưng khi bạn ngồi hay đứng, đặc biệt là trong thời gian dài, máu trong tĩnh mạch bị dồn ứ, gây ra tình trạng quá tải và tăng áp lực trong tĩnh mạch. Tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên có thể chịu được áp lực cao trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, nếu bạn dễ tổn thương thì các tĩnh mạch có thể kéo căng nếu ngồi hay đứng trong thời gian quá lâu. Điều này có thể làm thành tĩnh mạch suy yếu và gây tổn thương van tĩnh mạch. Khi đó, tình trạng suy tĩnh mạch sẽ được xảy ra.

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH?

Nếu bị suy giãn tĩnh mạch, bạn có thể sẽ có cảm giá thấy chân nặng, mỏi, không yên. Hay tê chân. Triệu chứng này sẽ trở nên trẻ hơn khi đứng hay là ngồi quá lâu. Vào ban đêm bạn sẽ có thể bị chuột rút

Suy-gian-tinh-mach-chan-2

Người bị suy giãn tĩnh mạch sẽ hoàn toàn có thể thấy một búi tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo ở chân hay ở những nút thắt tĩnh mạch giãn mềm. Thậm chí, đôi khi da chân của bạn sẽ đổi màu, dễ kích ứng hơn và còn cả loét da.

Nếu bị nặng, bệnh nhân hoàn toàn có thể có nguy cơ bị Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Tình trạng này có thể làm cho chân của người bị sưng phồng nặng nề và đột ngột. Cần phải đi khám ngay.

BỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NÊN TẬP THỂ THAO?

Với những người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thì ta nên hạn chế tập luyện những môn thể thao nặng như là: gym, chạy bộ, nhảy dance, … Vì  đây là những bọ môn làm tăng áp lực lên tĩnh mạch vốn đã suy yếu và đồng nghĩa điều này sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn.

Các bộ môn có thể phù hợp với những người bị đó chính là: bơi lội, đạp xe đạp nhẹ, yoga, … và nói chung là các bộ môn hạn chế việc tạo một áp lực lớn lên chân để tránh gây tình trạng nặng hơn nhé!

Suy-gian-tinh-mach-chan-3

ĂN UỐNG THẾ NÀO ĐỂ ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH?

  • Người bệnh nên ăn gì?

Người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch nên ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ như:

    • Rau, củ quả: Măng tây, hạt chia, hạt lanh, các loại đậu, yến mạch, quả hạch, gạo lứt, lúa mì,…;
    • Trái cây: Lê, bơ, đu đủ, chuối,…

Suy-gian-tinh-mach-chan-4

Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu Vitamin C, E và Kali

    • Nhóm thực phẩm giàu vitamin C: Ổi, ớt chuông, đu đủ, rau cải, cam, quýt, bưởi, dâu tây,…;
    • Nhóm thực phẩm giàu Vitamin E: Hạnh nhân, rau bina, hạt dẻ, đu đủ củ cải, quả bơ, dầu thực vật,…;
    • Nhóm thực phẩm giàu Kali: Đậu lăng, khoai tây, hạnh nhân, cá ngừ, cá hồi, các loại rau,…

Các thực phâm chứa hợp chất Flavinoid

    • Hợp chất flavonoid có trong các loại thực phẩm như: Tỏi, trà xanh, trái cây (họ cam quýt, táo, nho, việt quất,…), rau (bông cải xanh, rau bina, ớt chuông, hành tây,…), cacao, cây kiều mạch, cây dẻ ngựa,…

Người bênh nên uống nước nhiều (từ 2 trở lên lít/ngày), có thể bao gồm các loại thức ăn và đồ uống có nước.

  • Người bệnh nên kiêng gì?

Người bị bệnh suy giản tĩnh mạch không nên ăn quá mặn và hạn chế các chất kích thích như: sử dụng rượu bia, thuốc lá, …

Suy-gian-tinh-mach-chan-5

Hạn chế ăn các món ăn có lượng dầu mỡ và có chứa nhiều choleterol, … Cụ thể như là các món chiên ngập dầu, thức ăn nhanh, ….

CÓ NÊN UỐNG THUỐC ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH THƯỜNG XUYÊN?

Chúng ta hoàn toàn có thể uống thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch, nhưng phải thăm khám và có chỉ định của bác sĩ và liều lượng dùng cụ thể thì mới có thể sử dụng và uống thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch.

Khi hết quá trình chỉ định uống thuốc của bác sĩ cần đi tái khám lại để có thể biết rõ về tình trạng bệnh đã thuyên giảm hay chưa và sẽ có những biện pháp khác để điều trị tiếp.

Các loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân thường được bác sĩ chỉ định để hỗ trợ như: kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, thuốc chống đông, thuốc làm tan các cục huyết đông, thuốc làm bền thành mạch, ….

Suy-gian-tinh-mach-chan-6

KHI MANG THAI CÓ NÊN UỐNG THUỐC ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH?

Chứng suy giãn tĩnh mạch trong quá trình mang thai là do các nguyên nhân sau:

    • Thay đổi nội tiết tố bên trong người mẹ.
    • Thay đổi lượng máu.
    • Thai nhi phát triển gây chèn ép.
    • Di truyền hoặc đã bị suy giãn tĩnh mạch ở lần mang thai trước đó.
    • các nguyên nhân khác như: mang đa thai, thừa cân, béo phì,  thường xuyên đứng lâu, đi nhiều (do tính chất công việc), ….

Việc bị bệnh suy giãn tĩnh mạch trong quá trình mang thai không gây nguy hiểm cho mẹ hay cho bé, nhưng đa phần là gây bất tiện cho bà bầu như đau, ngứa, và mất thẩm mỹ trong thời gian ngắn.

Nhưng nếu tình trạng nặng thì có thể gây ra huyết khối tĩnh mạch. Mẹ bầu hãy nên ra các cơ sở y tế thăm khám để có phương án điều trị và an toàn cho bản thân và em bé.

Suy-gian-tinh-mach-chan-7

BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ MẤY CẤP ĐỘ?

Hiện nay theo các nghiên cứu khoa học, thì bệnh suy giãn tĩnh mạch được phân bố thành 7 cấp độ và dựa vào các triệu chứng sẽ giúp chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn.

cấp độ 0

Ở giai đoạn này, tình trạng bệnh đã có nhưng không có dấu hiệu suy tĩnh mạch lâm sàng được nhìn hay sờ thấy. 

  • Cap-suy-gian-tinh-mach-1

cấp độ 1

Ở giai đoạn này, các tĩnh mạch đã biểu hiện rõ dưới da dạng mạng nhện với đường kính nhỏ hơn 1mm.

  • Cap-suy-gian-tinh-mach-2

cấp độ 2 

Ở giai đoạn này, các tĩnh mạch đã giãn lớn hơn đường kính và trên 3mm. Tĩnh mạch nông giãn to và ngoằn ngoèo như giun.

  • Cap-suy-gian-tinh-mach-3

cấp độ 3

Ở giai đoạn này, bệnh đã chuyển biến nặng dần khi bắt đầu có các hiện tượng phù nề ở bàn chân, cổ chân. Phù nề có thể có nhiều nguyên nhân như bệnh suy tim, suy thận, xơ gan, …. Phù trong tĩnh mạch thường xuất hiện khi đứng nhiều, chỉ phù ở vùng chân.

  • Cap-suy-gian-tinh-mach-4

cấp độ 4

Ở giai đoạn này, da ở vùng chân đã bắt đầu biến đổi màu sắc rõ rệt, màu da sậm hơn với các nơi khác trên cơ thể và kèm theo phù chân. Với 1/3 dưới cẳng chân và cổ chân da sậm màu và xơ bì, sừng hóa. 

  • Cap-suy-gian-tinh-mach-5Cap-suy-gian-tinh-mach-6 

cấp độ 5 

Các vết loét đã hình thành ở nơi bị suy giãn tĩnh mạch. Viêm loét trên mắt cá chân ngoài. Và kết quả sau khi đã điều trị tích cực sau 2 tháng.

Cap-suy-gian-tinh-mach-7

cấp độ 6

Ở giai đoạn cuối cùng này là gần như đã là giai đoạn khủng khiếp nhất, khi da đã sậm màu kèm theo phù nề và lở loét rất nhiều, vết loét sâu và bẩn. Và sau khi điều trị và phẫu thuật giãn tĩnh mạch tình trạng bệnh đã tốt hơn và không còn phù nữa. 

Cap-suy-gian-tinh-mach-8

VỚ THƯỜNG CÓ PHÒNG NGỪA SUY GIÃN TĨNH MẠCH HAY KHÔNG?

Vớ thường sẽ không có tác dụng trong phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch vì vớ y khoa (hay có tên gọi khác là tất y khoa) là một loại vớ tạo ra áp lực và hoàn toàn khác với loại vớ thông thường. 

Huong-dan-lua-chon-vo-y-khoa-dieu-tri-gian-tinh-mach-4

Vớ y khoa thường có áp lực giảm dần từ cổ chân (100%) đến đùi (40%). Nếu áp lực không đều hoặc áp lực ở phía trên cao hơn phía dưới thì sẽ có hiện tượng ứ đọng máu nhiều hơn và sẽ gây cho người mang cảm giác đau nhức chân. 

Trước khi lựa chọn loại vớ y khoa thì hãy đi khám tại các trung tâm y tế để được các y bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh của mình ở giai đoạn nào. Thường ở mỗi giai đoạn sẽ có các loại vớ điều trị giãn tĩnh mạch tương ứng khác nhau như:

    • Class 1 (10-15mmHg)
    • Class 2 (15-20mmHg)
    • Class 3 (20-36mmHg)

Vớ y khoa Veinax là một trong những loai vớ y khoa trong phòng ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả, được các y bác sĩ tin dùng và chỉ định cho bệnh nhân. 

ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA SUY GIÃN TĨNH MẠCH RA SAO?

Cần có chế độ ăn uống lành mạnh

    • Đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày.
    • Tăng cường bổ sung các vitamin và khoáng chất tự nhiên, chất chống oxy hóa để củng cố sự dẻo dai và chịu được áp lực cao của thành mạch.
    • Duy trì cân nặng hợp lý để tránh trọng lượng cơ thể tạo áp lực lớn lên đôi chân, từ đó sẽ gây chèn ép vào mạch máu.
    • Đảm bảo uống đủ nước, lượng nước này đảm bảo cho hoạt động chuyển hóa, hấp thụ và thải lọc tự nhiên tốt cho sức khỏe.

Thay đổi chế độ sinh hoạt

    • Thay đổi thói quen mặc quần áo: không mặc các loại quần áo chất liệu cứng và bó sát vào vùng chậu hay hông chân vì điều này sẽ gây áp lực cản trở lưu thông máu. Từ đó áp lực lên thành mạch máu sẽ tăng lên dẫn đến nguy cơ suy giãn tĩnh mạch sâu. 
    • Thói quen đi giày: nếu có mang giày hãy ưu tiên các loại giày gót thấp và đế mềm. Không nên thường xuyên mang giày cao gót và nếu có đi thì hãy cố gắng đi cân bằng cả hai chân để trọng lượng cơ thể dồn đều lên cả hai chân nhé.
  • Thoi-quen-suy-gian-tinh-mach-1
    • Tư thế nằm và ngồi: chuyên gia cho biết rằng, khi nằm ngủ chúng ta nên kê chân cao hơn tim từ 15-20cm để máu có thể lưu thông từ chân trở về tim được tốt hơn. Khi ngồi, nên chọn loại có chiều cao phù hợp, ngồi đúng tư thế để trọng lượng có thể không dồn vào một vùng cơ thể nhất định. Không nên ngồi xổm, vắt chéo chân trong thời gian dài.
    • Hạn chế mang vác nặng: người khuân vác nặng không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến vùng tĩnh mạch chân khi đôi chân đã gánh cả trọng lượng cơ thể nay lại còn chịu thêm một sức nặng khác nữa thì lực ép sẽ là cực lớn đến các tĩnh mạch dưới chân. 
    • Nên đi lại thường xuyên hơn: Môi trừng làm việc hiện đại, khiến cho nhiều người lười vận động, tạp thể dục. Hãy thay đổi và đi lại nhiều hơn để giúp đôi chân của chúng ta được vận động nhiều và khỏe hơn.
    • Tập thể dục thể thao thường xuyên: Nến tập các bộ môn thể dụng thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ, đạp xe và khiêu vũ, …. ngược lại, hạn chế các bộ môn thể thao vận động mạnh hay chuyển hướng đột ngột như cử tạ, nhảy cao, tennis, bóng đá,….

Thoi-quen-suy-gian-tinh-mach-2

Trả lời